Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Mất đảng có mất nước?

Theo báo chí trong nước, chiều ngày 22 tháng 10 vừa qua, trong một phiên họp tại Quốc hội, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có bài nói chuyện về tình hình quốc phòng và an ninh của đất nước, trong đó, ông liệt kê những thắng lợi của Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như biện hộ cho vai trò lãnh đạo của đảng trong sự nghiệp giữ nước. Ông nhấn mạnh: “Nếu mà mất Đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”. 

Để khẳng định như vậy, ông Phùng Quang Thanh đưa ra hai lập luận chính:

Thứ nhất, sự lãnh đạo độc tôn của đảng sẽ mang lại ổn định trong xã hội và sự độc lập của đất nước. Ông lập luận: “Nếu mà trong nội bộ đất nước để xảy ra bạo loạn, biểu tình, ly khai, xảy ra tổ chức đối lập, để xảy ra lực lượng vũ trang đối lập (như một số nước đã có), mà lại phải dùng lực lượng chức năng trấn áp, để xảy ra thương vong, đổ máu thì bên ngoài sẽ lấy cớ vi phạm dân chủ, nhân quyền, dùng biện pháp này, biện pháp khác để bao vây, cấm vận, cô lập chính trị, chia rẽ nội bộ, thừa cơ đó lật đổ chế độ.”

Thứ hai, ông cho chính nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của đảng Cộng sản nên cho đến nay, Việt Nam mới vừa giữ được chủ quyền trên Biển Đông vừa duy trì được hoà bình cho đất nước. Ông cho biết trong mấy chục ngày Trung Cộng mang giàn khoan HD-981 đến thềm lục địa Việt Nam, Bộ Chính trị đã có 12 phiên họp để bàn về kế sách đối phó. Kết quả là, sau đó, Trung Cộng cho kéo giàn khoan về nước và Biển Đông đã lặng sóng. Ông cũng nói thêm là các hòn đảo ở Trường Sa do bộ đội Việt Nam trấn giữ vẫn thuộc Việt Nam; các giếng khoan dầu ngoài khơi vẫn tiếp tục hoạt động và ngư dân vẫn tiếp tục đánh cá an toàn.

Những lập luận ấy, thật ra, hoàn toàn nguỵ biện.

image
Thứ nhất, liệu dân chủ hoá có dẫn đến hỗn loạn, từ đó, sự can thiệp của nước ngoài hay không? Câu trả lời rất rõ: Không. Cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, tất cả các chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu sụp đổ, không có nước nào lâm vào cảnh bạo loạn cả. Trừ Nga, tất cả các nước khác đều ngày một trở thành dân chủ hơn, và cùng với dân chủ, thịnh vượng hơn. Trong hai năm 2011 và 2012, các chế độ độc tài ở một số quốc gia Trung Đông và Bắc Phi lần lượt sụp đổ và dù gặp rất nhiều gập ghềnh và khúc khuỷu, con đường dân chủ hoá cũng càng lúc càng mạnh mẽ. Sự hỗn loạn chỉ có ở Syria và Libya nhưng ở cả hai nước này, sự hỗn loạn đến từ những nguyên nhân khác: sự phân hoá về chủng tộc và, đặc biệt, tôn giáo với sự tham gia của các lực lượng Hồi giáo cực đoan. Ngay ở Á châu, từ mấy năm nay, Miến Điện cũng dần dần dân chủ hoá nhưng không gây nên bất cứ sự bất ổn nào. Bởi vậy, không có lý do gì để sợ khi chế độ Cộng sản sụp đổ, Việt Nam sẽ lâm vào khủng hoảng. Hơn nữa, khi sự thay đổi ấy xuất phát từ chính đảng Cộng sản với một lộ trình dân chủ hoá mạnh mẽ và rõ ràng, nguy cơ khủng hoảng càng giảm thiểu.

Thứ hai, liệu không còn đảng Cộng sản, biển đảo Việt Nam có bị mất? Câu trả lời cũng không.

Có hai lý do chính.

image
Một là, sự thật lịch sử trong mấy chục năm vừa qua chứng minh một điều ngược lại: chính chế độ cộng sản tại Việt Nam mới làm cho Việt Nam mất biển đảo vào tay Trung Cộng. Ai cũng biết công hàm Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958, trong đó, thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng trên cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa (Trung Cộng gọi là Nam Sa).

Ai cũng biết năm 1974, khi Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa, chính những người lính Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam đã liều mình để bảo vệ đảo trong khi đó, ở miền Bắc, chính quyền do đảng Cộng sản lãnh đạo thì hoàn toàn im lặng. Ai cũng biết năm 1988, khi Trung Cộng đánh chiếm mấy bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, chính quyền Việt Nam chỉ phản ứng lấy lệ và cuối cùng, các bãi đá ấy đều lọt vào tay Trung Cộng.

Ai cũng biết từ mấy năm nay, trước các hành động lấn chiếm ngang ngược của Trung Cộng trên Biển Đông, kể cả việc bắt bớ, thậm chí giết hại ngư dân Việt Nam trên Biển Đông, Việt Nam cũng chỉ phản ứng một cách rất “ngoại giao”. Phản ứng cho có để dân chúng khỏi lên án, vậy thôi. Nói chung, trước dã tâm xâm lấn biển đảo của Trung Cộng, chính quyền Việt Nam chưa hề chứng tỏ có một chiến lược đối phó nào cho thật rõ ràng trừ sự nhường nhịn. Hơn nữa, với những khẩu hiệu “4 tốt” và “16 chữ vàng”, dường như họ cũng không thấy hết nguy cơ đến từ Trung Cộng.

Hai là, tuyệt đối không có bằng chứng nào cho thấy một chế độ dân chủ sẽ trở thành yếu ớt hơn trong việc bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước. Nếu không muốn nói, ngược lại. Chế độ dân chủ có hai mặt mạnh mà một chế độ độc tài không có: Thứ nhất là dễ có liên minh rộng rãi và vững chắc với các nước khác trên thế giới; và thứ hai là dễ nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của dân chúng.

Nói tóm lại, lập luận “mất đảng, mất chế độ thì mất biển đảo” chỉ là một sự nguỵ biện. Nó không đúng. Nó chỉ biện hộ cho việc duy trì chế độ độc tài tại Việt Nam mà thôi.




Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

Biểu tình phản đối ông Tập Cận Bình tại Hà Nội

asian animated GIF
image
image
image
image
image
image

Tập Cận Bình đến Việt Nam và hành động của Chúng ta

image

Biển Đông đang sôi sục, lòng người VN đang sôi sục khi những tên bán nước phản quốc sắp đón tiếp tên đầu sỏ thực dân xâm lược Tập Cận Bình. Còn chờ gì nữa ? Hỡi những con dân Việt ái quốc! Hãy đứng lên chứng tỏ cho kẻ xâm lược và cả thế giới biết người VN yêu nước như thế nào? Để tiếp nối chương trình hôm nay qua tiết mục Đất Nước Đứng Lên, mời quý thính giả đài ĐLSN theo dõi bài viết:" Tập Cận Bình đến Việt Nam và hành động của Chúng ta " của Trần Quốc Việt qua sự trình bày của Nguyên Khải.

Nhà cầm quyền cộng sản đã khai màn chiến dịch đàn áp khốc liệt nhằm tiêu diệt từ trong trứng nước những ý định của những người yêu nước, muốn biểu lộ tinh thần yêu nước ngàn đời qua việc tổ chức các hành động phản đối chuyến vi hành của Tập Cận Bình đến Việt Nam.

image
Hai mươi mốt phát đại bác và quốc yến chào đón y ở Mỹ, và y ngồi sóng đôi với nữ hoàng Anh trên cỗ xe ngựa lộng lẫy giữa những kỵ binh hoàng gia rực rỡ trong cuộc đón tiếp rất trọng thể ở Anh. Nhưng Việt Nam là nơi chúng ta phải lột truồng tất cả các lớp vàng son và hào nhoáng thế giới đã dát lên người y để cho tất cả mọi người thấy trước mặt họ chỉ là gã hoàng đế xâm lược mới đang nối tiếp bước chân của bao vương triều Trung Quốc trên con đường quyết tâm đô hộ Việt Nam. Dàn chào y ở đất nước hình chữ S này là biển ánh mắt căm thù và âm thanh cuồng nộ sôi sục của tất cả tinh thần yêu nước nồng cháy và ý chí bất khuất của hơn bốn ngàn năm lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Thông điệp truyền đi phải rõ ràng. Trung Cộng đã và đang nuốt trọn biển Đông, đã chiếm biển đảo, đã ngoạm lấy những vùng đất biên giới, đã hiện diện nhiều nơi như những tô giới Tàu ở Việt Nam và cuối cùng sẽ xâm lược và đồng hóa Việt Nam. Phần quan trọng nhất của thông điệp của chúng ta gởi cho họ Tập là "mày hãy cút xéo về nước và đừng mơ tưởng đến cuộc Bắc thuộc khác và hãy nhớ rằng lịch sử không bao giờ lặp lại, những dòng máu yêu nước tự ngàn xưa ấy vẫn chảy thầm lặng trong lòng mọi người Việt Nam."

image
Từ yêu nước và tràn đầy nhiệt huyết chúng ta sẽ nghĩ ra muôn vàn cách bêu riếu y khắp nơi từ chỗ công cộng đến chốn riêng tư, từ trên mạng xuống đường phố. Yêu nước sẽ khiến cho chúng ta sáng tạo những cách thể hiện phản kháng phong phú và độc đáo. Nếu chúng ta không thể nào hành động tập thể thì hãy hành động cá nhân. Phải đả đảo, phải khoan cắt bê tông tên Tập Cận Bình trong từng con hẻm, trên lòng đường, trên những vách tường, trên mạng. Việt Nam phải dậy sóng trong thời gian y đặt chân trên đất nước đã thấm đẫm những dòng máu nóng của rất nhiều thế hệ cha ông đã đổ xuống, để hôm nay chúng ta vẫn hiện hữu tập thể như dân tộc Việt duy nhất trên hành tinh này.

Nhà cầm quyền nhất định đàn áp dữ dội bất cứ cuộc biểu tình chống Trung Cộng nào trong tuần tới, nhưng họ sẽ không thể nào bịt miệng được tất cả những tiếng nói yêu nước đồng loạt của tất cả các công dân. Chúng ta phải thắng trong cuộc chiến một tuần này với tên Tập Cận Bình. Tuần tới chúng ta phải đứng lên làm người Việt Nam yêu nước để cảnh cáo họ Tập, để nhắc cho y và đồng bọn nhớ lại những bài học lịch sử đau đớn.

image
Trong cuộc chiến đấu bất bạo động sắp đến này chúng ta phải khơi dậy và tung ra toàn bộ sức mạnh tiềm tàng của trí tuệ, lịch sử và chính nghĩa để chống lại bạo quyền hèn với giặc ác với dân và bọn xâm lược mà đại diện là gã Tập Cận Bình. Linh hồn của muôn ức triệu người Việt đã khuất sẽ sát cánh vô hình bên chúng ta, khích lệ chúng ta thực thi quyền yêu nước và quyền sinh tồn tự nhiên tồn tại trước tất cả mọi chế độ. Chúng ta phải thắng!



Trần Quốc Việt

Xếp hàng là văn hóa và bản sắc dân tộc?

image
Bạn có thể đoán mọi người là từ đâu tới dựa vào cách xếp hàng của họ không?
Khi Đợi khi xếp hàng là điều dường như ai cũng khó chịu nhưng các nhà nghiên cứu cho thấy phản ứng của ta đối với việc này còn tùy thuộc kiểu xếp hàng, mục đích xếp hàng và người xếp hàng là từ nước nào. Brendan Cole tìm hiểu thêm.

Dù là ở sân vận động Wimbledon hay ở ga Waterloo thì người Anh vẫn nổi tiếng về khả năng tạo thành hàng có trật tự. Ngay cả trong đợt bạo động ở London năm 2011 những kẻ chôm đồ tại các tiệm cũng tuân thủ nguyên tắc ‘ai đến trước lĩnh trước’.

image
“Một trong những ảnh tôi rất thích là ảnh tôi chụp được các kẻ hôi của vào cướp một tiệm hàng trong một đợt bạo loạn ở London.

Khoảng 13 người xếp hàng phía ngoài và từng người vào một và lấy cái gì họ thích, khi ra thì người xếp sau mới vào,” Richard Larson nói, ông là giáo sư Viện Công Nghệ Massachusetts và là chuyên gia thế giới về chủ đề xếp hàng, cũng vì vậy các đồng nghiệp đặt biệt danh ‘tiến sĩ xếp hàng’ cho ông.

image
“Tôi không thể tưởng tượng được, ngoài London, còn có nơi nào khác nữa không kẻ đi cướp văn minh tới mức xếp hàng.”

Ngay cả giữa lúc hỗn loạn của đợt phá rối ở London năm 2011 những kẻ hôi của cũng tuân thủ nguyên tắc ‘đến trước, lĩnh trước’.

image
Đợi xe buýt ở London 
Không phải chỉ có Larson nghĩ rằng người Anh là người biết xếp hàng nhất thế giới. Tác giả George Mikes nói rằng “một người Anh, nếu chỉ có một mình, cũng tạo thành hàng một người có trật tự.” Trong tiểu luận “Người Anh” George Orwell viết rằng một người nước ngoài sẽ ngạc nhiên về việc người Anh sẵn lòng xếp hàng.

Trong cuốn Quan Sát Người Anh, tác giả Kate Fox viết rằng người Anh có tiềm thức về sự công bằng khi họ xếp hàng. (Và chắc chắn họ có nhiều trải nghiệm thực tế, trung bình trong đời một người xếp hàng mua hàng là một năm hai tuần một ngày và xếp hàng chỗ giao thông công cộng là một năm ba tháng).

Nhưng bạn có thể nhìn thấy một người là từ đâu tới dựa vào cách xếp hàng của họ không?

Và trên thế giới này vì sao một số hàng xếp nối đuôi có vẻ lâu vô cùng trong khi các hàng xếp khác (thời gian chờ thực tế như nhau) thì lại khá nhanh?

Larson, cũng như nhiều nhà khoa học khác, tin rằng cách xếp hàng thường bộc lộ nguồn gốc của bạn, hay bạn sinh ra ở đâu.

image
Xếp hàng ở Việt Nam
Ông nói ở Mỹ, cách thức xếp hàng là tùy thuộc theo tỉnh. “Ta có thể biết được khá nhiều về văn hoá xã hội của người dân khi quan sát những cư xử rất nhỏ của họ khi xếp hàng. Dân ở các bang Boston, New York và Washington xếp hàng khác nhau,” ông nói. “Ở Washington người dân xếp hàng tại điểm ngẫu nhiên trên hè đường. Họ là công chức nhà nước và biết xe buýt sẽ đỗ chỗ này vào 4 giờ 5’ và họ rất nghiêm túc, ai đến trước lên xe trước. Nhưng ở New York hoặc Boston thì tôi chưa bao giờ thấy như vậy.

image
Joe Moran, giáo sư khoa học xã hội ở trường đại học John Moores ở Liverpool và là tác giả cuốn sách Xếp hàng cho người tập sự nói rằng nước Anh đã hình thành sự nổi tiếng trong việc xếp hàng trong thời kỳ thiếu thốn những năm 1940.

“ Người Anh có ý muốn khẳng định mình trong việc xếp hàng và cũng là làm tốt bổn phận,” ông nói.

Tuy nhiên các nhà khoa học đồng ý rằng, không tùy thuộc vào tính nết tốt của người xếp hàng, để việc xếp hàng được tốt thì phải có sự công bằng. Chừng nào việc phục vụ là theo trật tự xếp hàng thì sẽ tránh được sự bất bình.

Đó là tinh thần của việc xếp hàng quanh co dẫn đến một dây ngăn hoặc rào ngăn, khi bạn tới đó thì bạn được mời tới quầy phục vụ trống tiếp theo. Việc này không nhanh hơn việc xếp thành nhiều hàng đơn lẻ ở tất cả các quầy. Nhưng nó thể hiện rằng không ai đến sau bạn mà lại được phục vụ trước bạn.

image
Đó là một trong ba yếu tố chính mà các nhà tâm lý nói là phải được giảm nhẹ để cho người xếp hàng thấy hài lòng hơn. Chúng ta ghét bị buồn chán và cảm thấy sự chờ đợi là lâu hơn thực tế, và trên hết, chúng ta ghét người chen hàng.

image
Nhiều nơi việc xếp hàng ngay ngắn là khó thực hiện.
Có thể giải quyết sự buồn chán bằng các cách đơn giản. Để giảm bớt việc phàn nàn do chậm thang máy ở các nhà cao tầng ở New York vào giữa thế kỷ 20, người ta đã cho lắp gương. Thế là người dân có thể chỉnh sửa mái tóc hoặc kín đáo nhìn những người xung quanh. Không thấy than phiền nữa. Nếu bạn biết dùng thời gian thì việc chờ đợi sẽ cảm thấy ngắn hơn.

Những lúc cuối cùng khi xếp hàng cũng quan trọng. Nghiên cứu của giáo sư Ziv Carmon trường kinh doanh INSEAD và của giáo sư Daniel Kahneman tâm lý học Đại Học Princeton cho thấy nếu sự chờ đợi kết có hậu (thí dụ dịch vụ nhanh hơn về cuối) thì ta đánh giá việc xếp hàng là tốt hơn cho dù ta khổ sở gần hết thời gian đó và thầm rủa người đứng trước.

films animated GIF
Điều bắt đầu làm cho sốt ruột vì chờ lâu được gọi trong toán học là quá trình Poisson. (Poisson là nhà toán học xác suất).

“Tại phòng khám bệnh, một số người thì vào và ra nhanh, trong khi một số phải chẩn đoán lâu. Do vậy việc khám lẽ ra khoảng 15 phút lại thành cả tiếng đồng hồ. Điều mấu chốt khiến tạo ra việc phải xếp hàng là do bản tính không định trước được thời gian khám,” Larson nói.

image
Nhiều người xếp hàng trước vài ngày để mua iphone 6s vào ngày khai trương.
Vào cuối tháng Chín ở London đã có một hàng xếp rồng rắn phía ngoài của hàng Apple ở Regent Street cả vài ngày trước ngày phát hành iPhone 6S mới. Hàng người này trông không giống kiểu xếp hàng của Anh vì người xếp hàng từ khắp thế giới. Tuy nhiên một số có vẻ vui thích chờ đợi.

Đây là hiện tượng xếp hàng không bắt buộc, một thuộc tính của thời hiện đại.

Việc xếp hàng cho việc thường lệ thì buồn chán nhưng xếp hàng trước cửa hàng Apple, hoặc để mua vé xem biểu diễn nhạc rock thì luôn là việc thích thú, bạn có thể khoe về việc đó.” Larson nói.

Một khía cạnh khác lạ nữa của tâm lý xếp hàng là đôi khi chúng ta bỏ đi khi thấy một hàng xếp dài. Còn không thì ta tham gia.

“Nếu hàng dài thì thường người ta bỏ. Nhưng cũng có một số ít trường hợp là hàng càng dài thì lại càng hấp dẫn người tham gia, đó là khi xảy ra cạn tiền mặt ở Hy Lạp.” Larson nói.

Moran cho rằng việc xếp hàng là biểu hiện mang tính vật chất của một cái gì đáng giá và là một cách để định xuất một nguồn cung.

image
“Trong Thế chiến Hai khi người dân xếp hàng để mua xăng và thực phẩm, nhiều người sẵn sàng tham gia xếp hàng mà chưa biết để mua gì. Họ quan niệm rằng nếu đã có hàng xếp hẳn là ở cuối hàng có cái gì có giá trị. Đó là một biểu hiện rất tự nhiên của tâm lý đám đông.

“Đó là bản năng bầy đàn và ta nghĩ rằng ta đang để mất cơ hội.”



Brendan Cole

Biếu thóc “xin” con ở Thái Bình

vintage animated GIF
Một phụ nữ vì lý do nào đó không lấy được chồng, can đảm vượt qua khuôn phép, bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, dám tuyên bố rằng nếu người đàn ông nào “cho” cô một đứa con, cô sẵn sàng biếu người đó ba tạ thóc. Điều này có nhiều cô bắt chước làm theo, nay không còn là chuyện lạ ở xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ nữa.

image
Đường vào xã An Hiệp, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
An Hiệp là một trong 40 xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tức hai huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực hợp lại từ năm 1969. Dân chúng trong xã hầu hết sống về nghề nông, nhưng với mật độ dân số nói chung của tỉnh Thái Bình lên tới 1139 người/km2, cao nhất trong nước (theo tài liệu thống kê năm 1999, nay còn cao hơn nữa do vấn đề y tế có khá hơn).

Mỗi người từ 18 tuổi trở lên trong xã chỉ được chia 1 sào ta, tức 360m2 ruộng nên làm không đủ ăn. (Trong Nam, 1 sào tây hay 1 công đất = 1.000m2, gần gấp 3 lần sào ngoài Trung và ngoài Bắc, trong khi dân chúng lại thưa hơn, mật độ trung bình 271 người/km2). 

Thanh niên bỏ đi làm ăn xa nhiều và cũng ngại lập gia đình, nên số phụ nữ gặp hoàn cảnh muộn màng không phải là ít. Cách đây mấy năm, xã An Hiệp có 4.397 người nhưng có tới vài chục phụ nữ muộn màng. Họ phải tìm cách tự mình giải quyết cho mình vậy thôi.

“Ai cho tôi đứa con tôi biếu 3 tạ thóc!”

image
Phụ nữ xã An Vũ (Quỳnh Phụ) in hoa văn trên sản phẩm chiếu cói truyền thống.
Chị Phan Thanh Bình ở xóm 5 là cán bộ trong Ban chấp hành hội phụ nữ xã. Không đui què sứt mẻ gì, chỉ đơn giản là lúc còn trẻ tuổi chị ham hoạt động, thích giữ chức vụ nọ chức vụ kia rất “oai” nên các thanh niên… sợ, không dám với tới.

Quay đi quay lại, tuổi xuân qua đi lúc nào không hay. Bố mẹ đã mất vì tuổi già, lúc ấy chị Bình mới thấm thía nỗi cô đơn. Thì ra mình đã 40 tuổi rồi, chỉ còn 15 năm nữa là đến tuổi về hưu. Lúc ấy thì làm gì, sống với ai? Sao mình dại thế nhỉ, suốt tuổi thanh xuân cứ hùng hục “ăn cơm nhà vác ngà voi” với số lương chết đói của ủy ban xã hơn 2 triệu đồng/tháng, mọi việc lúa má, đồng áng đẻ mặc cho bố mẹ trông nom. Bây giờ bố mẹ mất, mình sống một mình, chồng con không có, sau này thì nhờ cậy ai? Chị Bình quyết định xin nghỉ việc rồi sẽ “xin” một đứa con. Chị nghĩ mình 40 tuổi, sinh con còn được với điều điện có người chịu “cho giống”.

Nghĩ là làm. Một lần gặp anh cán bộ huyện đẹp trai mà chị vẫn thầm yêu hồi còn con gái nhưng anh ấy đã có gia đình. Chị nói bóng gió về việc muốn “xin” anh một đứa con. Anh cười vui vẻ, nói rất dễ dàng: “Tối anh đến nhé!”. Tối anh đến thật. Sau khi “làm” xong chuyện đó, anh đưa cho chị một viên thuốc và bảo uống ngay đi, uống viên thuốc này cho dễ đậu thai chứ mai anh về huyện rồi, không biết bao lâu mới có dịp xuống nữa. Chị ngoan ngoãn nghe theo. Mãi chẳng thấy mình có thai, hỏi mấy chị cùng cảnh ngộ bấy giờ chị mới biết đó là thuốc tránh thai.

image
Chị Bình tức lắm. Ít lâu sau chị lại đánh tiếng: “Ai cho tôi xin đứa con tôi biếu 3 tạ thóc”.

Mỗi tạ thóc là 100 ký, tức tương đương với hơn 50 cân gạo. Giá mỗi cân gạo lúc ấy là 10.000 đồng, như vậy 3 tạ thóc giá vào khoảng hơn 1,5 triệu đồng chứ không phải ít. Chị Bình treo “giải thưởng” khá hấp dẫn giống như các chị trong xã đã làm, quả nhiên năm sau chị có bầu rồi sinh một đứa con trai…

baby animated GIF
Không dạn dĩ như chị Bình, chị Vĩnh xử sự kín đáo hơn với người mà mình muốn xin con. Ban đầu, chị mời anh T. – người đàn ông là bố đứa con của chị sau này – vào nhà uống nước. Vài lần như vậy, bấy giờ chị mới nói với anh nguyện vọng của mình là muốn có đứa con. Anh T. đã có vợ, sinh bốn lần nhưng cả bốn đều là con gái. Anh đồng ý ngay, đã thế lại còn ngỏ ý muốn lấy chị làm vợ lẻ. Chị Vĩnh nói: “Em nhát lắm, không dám làm lẻ đâu.

Em chỉ muốn xin anh một đứa con thôi, anh cho được thì cho, không cho được thì em phải xin người khác”… Chị Vĩnh không đẹp, lại hay đau yếu nên anh T. cũng thôi, không đòi hỏi chị phải làm lẻ. Anh qua lại nhiều lần, thế rồi chị có bầu, bất ngờ lại sinh con trai. Thằng bé giống “bố” như đúc, cũng khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn chứ không yếu đuối như mẹ. Anh T. tiếc, nói chuyện um lên với bạn bè để chứng tỏ rằng mình cũng có khả năng sinh con trai.

Chuyện đến tai chị T. tức vợ anh T. (ngoài Bắc, nhất là ở nhà quê thường gọi vợ theo tên chồng.- ĐD) nhưng chị không ghen, trái lại lại còn quà cáp, thỉnh thoảng đến chơi thăm thằng bé và xưng “mẹ” với nó làm như chị là vợ cả của anh T. còn chị Vĩnh là vợ lẻ. Hàng xóm láng giềng thấy chuyện hay hay nên thường nói đùa với chị Vĩnh: “Chị T. chị ấy hiền như thế, thôi thì lấy làm lẻ anh T. quách đi cho được việc”. Chị Vĩnh lắc đầu lè lưỡi: “Không dám đâu. Bây giờ cháu có con rồi, sống một mình nuôi con là ổn hơn cả”. “Thế khai sinh cho thằng bé thì cô khai ra sao?”. “Cháu khai theo họ mẹ tức họ của cháu. Nhà nước cho phép phụ nữ đơn thân mà có con thì khai sinh cho con theo họ mẹ, không cần tên cha”.

Maudit animated GIF
Trường hợp chị Mai giáo viên tiểu học thì lại khác. Chị kể: “Mình là giáo viên nên cũng hơi ngần ngại, sợ phụ huynh học sinh không thông cảm, nói này nói nọ thì dạy ai. Nhưng rồi các bạn nữ ủng hộ, lãnh đạo nhà trường tuy không nói ra nhưng cũng không phản đối nên mình đánh liều “nhắm mắt đưa chân”. Té ra làm nghề dạy học lại đâm khó. Đàn ông ở quê hơi ít chữ nghĩa nên họ nể, không muốn “làm phiền” đến cô giáo. Còn các nam đồng nghiệp thì họ ngại. Người còn ít tuổi chưa lập gia đình thì họ sợ dây dưa, phải lấy vợ “già”. 

Những người lớn tuổi, đã có gia đình thì sợ bị mang tiếng, gây phiền phức tới vợ con. Cuối cùng, chẳng biết làm cách nào, mình đành đánh tiếng: “Ai cho tôi đứa con, nếu sinh con gái tôi sẽ biếu 3 tạ thóc, nếu sinh con trai tôi biếu 4 tạ”, sau đó mình sinh cô con gái. Và chị Mai cười nói đùa: “Chắc mình phải kiếm thêm một cậu con trai nữa quá. Chuyện con cái là một việc mà họ “làm” thì cũng…thích, mình chưa từng trải qua như vậy!”.

baby animated GIF
Chuyện đánh tiếng xin con rồi hứa sẽ trả bằng thóc ở An Hiệp bây giờ không có gì là lạ, thậm chí có nhiều người còn nói đùa việc đó đã trở thành… phong tục của làng.

Trên thực tế, sau khi người phụ nữ sinh con, chẳng anh đàn ông nào dám đòi công “lao động” trong chuyện này. Hình như lời hứa 3 tạ thóc chỉ là một tín hiệu cho biết người phụ nữ đang muốn sinh một đứa con, sẵn sàng ăn nằm với bất cứ người đàn ông nào có thể “cho con” họ vậy thôi.

image
Còn về phần đàn ông, tại sao “lao động” lại không cần lấy công “lao động”? Có phải họ ăn nằm với người phụ nữ là do tham 3 hay 4 tạ thóc hay không? Không, ở thành phố, những anh chàng “điếm đực” mới làm như thế để kiếm tiền chứ ở nhà quê thì không, họ bí mật đến với người phụ nữ chỉ vì cái bản năng đàn ông tham lam của lạ mà thôi.

image
Tôi xin lỗi phải đưa ra hai câu hơi tục để giải thích về cái “bản năng đàn ông” mà tạo hóa đã bày đặt ra này. Vâng, câu thứ nhất các cụ ta nói: “Trai thấy …lạ như quạ thấy gà con”; và câu thứ hai: “Một cái …lạ bằng nửa tạ đường”. Nửa tạ đường thì ngon lành quá phải không thưa quý bạn? Bởi vậy người đàn ông đến với người phụ nữ dù cô ta xấu xí hay đã lớn tuổi là do bản năng đàn ông tham lam chứ không phải do “giải thưởng” 3 hay 4 tạ thóc.

Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, ở An Hiệp nông nghiệp là công việc chính trong khi mỗi người từ 18 tuổi trở lên chỉ được nhận 360 m2 đất, làm không đủ ăn, ngay đến một gia đình cả hai vợ chồng đều khỏe mạnh mà còn gặp nhiều khó khăn huống chi những phụ nữ một thân một mình lại phải nuôi con. Mặc dầu ở Xóm Bến (An Hiệp nằm giáp với một nhánh của con sông Hồng) có những đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng nhưng các chị cũng không thể chở đá, chở cát mãi mãi khi tuổi đã lớn và mỗi buổi các chị chỉ có thể kiếm được từ 15 tới 20 ngàn đồng, tương đương với 1 đô la Mỹ.

image

Chính cái ước muốn có đứa con để sau này có chỗ nương tựa làm cho cuộc sống của các chị đã khó khăn lại càng thêm khó khăn. Theo tôi nghĩ, các chị đáng thương hơn là đáng trách. Chả có gì để trách các chị.

*** Note: hình trong bài này là minh họa



Đoàn Dự

Người lỡ lời mở cổng thành Berlin

image
Ông Schabowski làm phát ngôn viên cho chính phủ Đông Đức trong giai đoạn sóng gió.

Cựu phát ngôn viên chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức, ông Guenter Schabowski, người từng lỡ lời 'ra lệnh mở lối', tạo ra làn sóng phá tường Berlin năm 1989, vừa qua đời hôm 1/11, thọ 86 tuổi.

image
Sinh năm 1929 tại vùng Pomerania giáp Ba Lan ngày nay, ông Guenter Schabowski là một lãnh đạo của đảng cộng sản của Đông Đức sau khi ông Erich Honecker bị hạ bệ.

Xuất thân là nhà báo và là người thân tín của tân tổng bí thư Egon Krenz, ông Schabowski phụ trách các cuộc họp báo của chính phủ trong những ngày biến động.

image
Tối ngày 9/11/1989, ông bị cho là đã lỡ lời 'phát lệnh mở cổng thành' thông hai phần Đông và Tây Berlin.

Vào lúc đó, hàng nghìn người Đông Đức đã tìm cách chạy sang phía Tây qua ngả Hungary để sang Áo, bất chấp các biện pháp ngăn ngừa của Berlin.

Sau đó, dân Đông Đức tìm cách chạy sang Tiệp Khắc, nước 'anh em xã hội chủ nghĩa' khi đó để vào Áo.

Các dòng người sang Hungary và Tiệp Khắc đã gây ra khủng hoảng trong quan hệ với Đông Đức.

rasalo animated GIF
Chính quyền Đông Đức phải xem xét cho công dân của họ quyền "xin visa" để có thể trực tiếp sang Tây Đức mà không phải đi đường vòng sang các nước láng giềng cộng sản.

Vì thế, lệnh trên chỉ muốn ông Guenter Schabowski cho dư luận biết chính quyền Đông Đức đang xem xét các biện pháp đó.

Dự kiến họ sẽ thông báo cho các đơn vị biên phòng canh gác cổng thành nối Đông và Tây Berlin sau đó để chuẩn bị kiểm tra giấy thông hành và visa nếu công dân Đông Đức muốn sang thăm phía Tây.

Nhưng lệnh đó chưa được báo cho quân đội và bản thân ông Schabowski.

image
Vì thế, khi một nhà báo hỏi "các biện pháp mới bao giờ có hiệu lực", ông đã trả lời “Sofort” - tiếng Đức là "ngay lập tức".

Guenter Schabowski không ngờ rằng nhờ tin truyền hình, câu chuyện lan ra nhanh chóng khiến vào đêm hôm đó, hàng nghìn người Đông Đức kéo đến sáu điểm nối Đông Tây bên tường Berlin.

image
Họ yêu cầu quân lính mở cửa cho họ sang phía Tây, theo 'lệnh từ trên' và trong cơn rối loạn thông tin, sĩ quan an ninh Harald Jaeger đã ra lệnh cho quân sĩ mở lối.

Làn sóng người tràn sang phía Tây, nơi họ được chính quyền Cộng hòa Liên bang Đức chào đón.

Ngày hội 'phá tường Berlin' bùng nổ, báo hiệu dấu chấm hết cho chế độ Đông Đức.

Giai đoạn thoái trào

image
Ông Schabowski bị xử tù năm 1997
Vào đảng cộng sản đầu thập niên 1950, ông Schabowski lên tới chức ủy viên Bộ Chính trị năm 1985.

Nhờ công lao giúp Egon Krenz hạ bệ Honecker, ông trở thành nhân vật quan trọng trên chính trường Đông Đức giai đoạn thoái trào.

Sau khi nước Đức thống nhất, ông trở về làm nghề báo và lập ra một tờ tuần báo thiên tả.

Năm 1997, ông bị xử ba năm tù vì tội có dính líu đến chính sách cho quân Đông Đức bắn dân chạy sang phía Tây.

Nhưng ông Schabowski chỉ ngồi tù một năm rồi được ân giảm.

Tuy là một cựu lãnh đạo Đảng, ông từng phát biểu rằng "chủ nghĩa cộng sản là một sai lầm".

image
Chiếu lại phim về thời Erich Honecker ở Đông Đức


Nhận định về Đông Đức, ông nói "Đây là hệ thống không có khả năng sống sót".