Tim bạn đập nhanh hơn, các tuyến tiết ra các giọt mồ hôi nhỏ xíu và cơ thể bắt đầu tạo ra hóoc môn làm bạn hơi lâng lâng và ấm áp trong lòng.
Đó là một vài trong số những quá trình sinh học xảy ra khi bạn bị xô vào sự dằn vặt ban đầu của tình yêu, tức sự say đắm, khó mà diễn tả được cái gì như thế nào.
Tình yêu là một phần lan tỏa của loài người mà nghệ thuật và văn hoá có đầy những dẫn chứng về tình yêu chiến thắng và tình yêu thất bại. Thư viện có vô vàn sách truyện tình.
“Tình yêu không ngốc dại về thời gian,” Shakespeare viết trong thơ tình 116: “Tình yêu không thay đổi theo giờ và tuần ngắn ngủi / Nhưng thậm chí đưa nó đến bờ vực tận số.”
Có vẻ như Shakespeare chính xác hơn người ta tưởng. Khi nghiên cứu kỹ sự tiến hóa của tình yêu trong thế giới động vật ta thấy rõ ràng tình yêu đã có sự khởi đầu từ rất lâu trước khi loài người xuất hiện. Hơn thế nữa, tình yêu có thể được sinh ra từ một cái gì đó rất ác hiểm.
Hành trình để tới tình yêu như ngày nay mở đầu bằng tình dục là một trong những thứ đầu tiên mà cuộc sống trên trái đất đã nghĩ ra. Tình dục mới đầu là một cách để chuyển tiếp gien của một sinh vật sang thế hệ sau.
Để tới tình yêu, cuộc sống cần một bộ não để điều khiển cảm xúc. Phải mất một vài tỷ năm sau khi cuộc sống bắt đầu thì bộ não mới bắt đầu tiến trình hình thành. Thoạt đầu nó chỉ là một cụm tế bào.
Tình yêu đã có từ lâu trước khi có loài người
Tua nhanh cho tới khoảng 60 triệu năm trước đây khi mà những thành viên đầu tiên của gia đình chúng ta (loài linh trưởng) xuất hiện. Thêm hàng triệu năm tiến hóa nữa, một vài loài linh trưởng tiến hóa với bộ não càng lớn hơn để cuối cùng tạo ra loài người hiện đại.
Nhưng có một vấn đề. Khi bộ não chúng ta lớn lên thì những đứa trẻ phải được sinh ra sớm hơn sự phát triển của nó, nếu không đầu chúng quá to và không qua được đường sinh sản.
Vì thế, con mới đẻ của loài khỉ đột, vượn tinh tinh và con người gần như hoàn toàn bất lực, buộc bố mẹ phải chăm sóc chúng thêm một thời gian nữa.
Thời gian này kéo dài sẽ có thêm rủi ro mới.
Ở nhiều loài linh trưởng hiện nay, một mẹ có con còn đang phụ thuộc thì không sẵn sàng giao phối cho đến khi vượn con rời mẹ. Để tiếp cận với vượn mẹ, vượn bố trước hết phải giết vượn con. Kiểu giết con non có ở nhiều loài, kể cả khỉ đột, khỉ và cá heo.
Giống người Homo erectus có não lớn hơn tổ tiên
Điều này đã gợi ý cho Kit Opie, ở University College London và đồng nghiệp của mình đưa ra một một ý tưởng gây ngạc nhiên. Gần 1/3 số linh trưởng có quan hệ một đực một cái, và năm 2013 Opie cho rằng cách hành xử này đã tiến hóa để ngăn ngừa việc giết con non.
Đội ngũ của ông đã tìm tòi gia hệ của loài linh trưởng để thiết lập xem cách hành xử như giao phối và chăm sóc của bố mẹ đã thay đổi như thế nào trong quá trình tiến hóa. Những phân tích của họ cho thấy việc con non bị giết là động lực để tạo ra chế độ một đực một cái trong 20 triệu năm bởi vì nó luôn đi trước chế độ này trong quá trình tiến hóa.
Những loài khác lại tìm ra các giải pháp khác, và cũng là lý do vì sao không phải tất cả các loài linh trưởng là một đực một cái. Thí dụ vượn tinh tinh và bonobo đã giảm thiểu việc con non bị giết bằng cách lang chạ bừa bãi. Các con đực không giết con non vì nó không biết con nào là con nó.
Nhưng ở những loài mà con đực và con cái bắt đầu gắn kết với nhau thì khả năng sống sót của con non nhiều hơn vì có thêm sự chăm sóc của con đực. Kết quả là chế độ một đực một cái được quá trình tiến hóa ưu tiên chọn lọc.
Quá trình này có thể là một quá trình một chiều, Robin Dunbar ở đại học Oxford- Anh nói. Có thể nó đã đưa đến những thay đổi lớn trong bộ não “để giữ cho cặp đôi gắn kết với nhau suốt đời”. Điều này bao gồm sự ưu tiên cho đối tác của mình và chống lại địch thủ khả dĩ.
Những phần có từ lâu trong não sẽ hoạt động khi chúng ta đang yêu.
Điều này lại có thể là “cú hích” làm thay đổi sự tiến hóa của loài người, Opie nói. Sự chăm sóc bổ sung của người đàn ông đã hỗ trợ cho xã hội sơ khai của loài người phát triển và thịnh vượng, và “cho phép bộ não chúng ta lớn hơn não những loài khỉ gần nhất”.
Có những bằng chứng cho việc này. Khi bộ não lớn lên thì sự hợp tác và quy mô nhóm cũng lớn theo. Chúng ta có thể thấy xu thế là nhóm lớn hơn và sự hợp tác nhiều hơn ở loài người đứng thẳng (Homo erectu)s sống gần 2 triệu năm trước đây.
Hơn nữa, hình như những hình thái tình yêu là tùy thuộc vào các vùng trong bộ não mà chúng chỉ mới xuất hiện gần đây trong lịch sử tiến hóa của chúng ta.
Stephanie Cacioppo của trường đại học Chicago Illinois, Mỹ, đã lục tìm những tài liệu khoa học nghiên cứu ảnh chụp cộng hưởng từ (fMRI) về các phần của não liên quan đến tình yêu. Bà đã thấy tình trạng tình yêu mạnh mẽ nhất và “ảo” nhất phụ thuộc vào một phần của bộ não được gọi là nếp uốn ở góc.
Điều này được coi là quan trọng đối với một số hình thái của ngôn ngữ, thí dụ như phép ẩn dụ . Điều này dễ hiểu vì nếu không có ngôn ngữ phức tạp thì chúng ta không thể diễn tả được những hình thái tinh tế và mãnh liệt của cảm xúc.
Có thể hình dung được là nếp uốn ở góc của não Shakespeare đã hoạt động khi ông viết vần thơ về tình yêu.
Tình yêu lâu bền có nguồn gốc cổ xưa.
Nếp uốn ở góc chỉ có ở các loài vượn lớn và con người.
Chúng ta thực tế không biết nó đóng vai trò gì trong cảm xúc ở loài khỉ, Cacioppo nói, vì những thử nghiệm bổ sung chưa được thực hiện ở khỉ”. Do vậy chúng ta không biết vượn tinh tinh có cảm xúc thế nào trước bạn tình. Rõ ràng là khỉ không làm thơ, nhưng phần lớn con người cũng vậy.
Nhưng những phát hiện của Cacioppo cũng hỗ trợ phần nào cho ý tưởng là não phát triển đã giúp cho tình yêu nẩy nở.
Tuy nhiên ý kiến của Opie về việc giết con non đã kích hoạt quá trình này thì còn nhiều tranh cãi.
Nhiều người không nhất trí như nhà nhân loại học Robert Sussman của trường đại học Washington ở Missouri, Mỹ. Ông nói cả chế độ một đực một cái và việc giết con non là những hành xử bất thường và có thể không có liên quan.
Có những giải thích khác. Một nghiên cứu năm 2014 cho rằng chế độ một đực một cái là tiến hóa của việc “giữ bạn tình”.
Tình yêu ở ngay quanh ta nhưng nó bắt đầu từ đâu? Love is all around us but where did it begin?
Một năm sau, một nghiên cứu khác thiết lập sự tiến hóa của một nhóm vượn cáo cho thấy rằng việc tranh chấp vì bạn tình có thể đã khuyến khích tạo ra việc cặp thành đôi.
Opie không đồng ý vì những phương pháp của việc nghiên cứu này “không thể được sử dụng để xác định việc chuyển đổi sang chế độ cặp đôi”.
Điều chắc chắn đúng là nhiều loài vượn vẫn sống bình thường mà không cần cặp đôi và không có bạn tình thân thuộc. Nhưng có một điểm chung cho tất cả các loài linh trưởng là sự gắn kết mạnh mẽ giữa mẹ và con.
Điều này đúng “ngay cả với loài vượn đêm sống cô độc,” Sussman nói. Ông cho rằng quy trình của bộ não để xử lý quan hệ mẹ con đã bị “chiếm đoạt” để tạo ra tình yêu lãng mạn.
Có bằng chứng trong thần kinh học cho thấy rằng ông đúng.
Thật khó định nghĩa về tình yêu nhưng các nhà thần kinh học đồng ý rằng có nhiều giai đoạn gối đầu nhau.
Tình yêu có thể khó mà định nghĩa
Giai đoạn thứ nhất là sự đòi hỏi tình dục. Ta thích ai đó và vuốt ve làm tiết hoóc môn, ta có có cảm giác mãnh liệt muốn ở bên nhau.
Một số phần trong hệ thống limbic (mạng thần kinh não) hoạt động mạnh ở giai đoạn này, trong đó có tùy não là nơi xử lý các cảm xúc mãnh liệt. Phần nhân não hoạt động mạnh. Nó là trung tâm của hệ thống thưởng của não, khi ta trông thấy một khuôn mặt đẹp thì nó kích hoạt, nghĩa là ta được thưởng.
Khi ham muốn chuyển sang giai đoạn tiếp theo (tình yêu lãng mạn) thì hệ thống limbic đóng vai trò chính. Nó bơm ra dopamine sảng khoái và oxytocin hoóc môn làm con người gắn kết với nhau.
Sự tiến triển này thể hiện rằng những thích thú mạnh mẽ của ham muốn tình dục có thể dẫn đến tình yêu, Casioppo nói. “Tình yêu có xu thế phát triển từ ham muốn. Ta không thể yêu say đắm người mà ta không ham muốn.”
Đồng thời những vùng khác cao cấp hơn của não bị lấn át, thí dụ như những phần của vỏ não ở trán bị dừng hoạt động. Vùng này là vùng để đưa ra quyết định hợp lý.
Ở giai đoạn này chúng ta bị thực sự “say tình”. Người đang yêu không xử lý thế giới quanh họ, Thomas Lewis nhà thần kinh học ở Đại Học California, Mỹ, nói. “Họ không đánh giá người một cách kỹ càng hoặc sáng suốt.”
Serotonin, là chất thường làm ta bình tĩnh, cũng bị lấn át. Điều này dễ hiểu khi ta thấy ta bị chi phối đến mức nào khi yêu. Lượng serotonin trong não cũng thấp đối với những người có bệnh tâm thần.
“Sự tiến hóa muốn rằng hai cá thể ở với nhau thật lâu, làm sao để tạo được thai nhi,” Lewis nói.
Nhưng một khi việc làm đã xong thì cặp đôi không còn gắn kết ở trạng thái mạnh mẽ nữa. Sau nhiều tháng, đôi khi chỉ sau một thời kỳ “trăng mật” trung gian, thì giai đoạn thân tình bắt đầu.
Bây giờ thì mức serotonin và dopamine trở lại bình thường. Nhưng vẫn còn tình cảm gần gũi do có thêm chất oxytocin. Nếu ta ép giảm mức oxytocin ở những loài một đực một cái, như loài chuột đồng, thì chúng không còn cặp đôi nữa.
“Sự gắn kết giữ con người với nhau không do chất dopamine điều khiển hoặc do sự phấn chấn mạnh mẽ,” Lewis nói. “"Có phần thưởng, song nó ôn hòa hơn.”
Điều này đưa ta trở lại với ý kiến của Sussman là tình yêu lãng mạn tiến hóa từ sự gắn kết mẹ-con. Sự gắn kết lâu dài giữa các cặp đôi là tương tự như sự gắn kết mẹ-con và phụ thuộc vào các quá trình hoóc môn tương tự.
Ở cả động vật và con người, nghiên cứu cho hay là sự chia ly với cá thể mình yêu gây ra những cảm xúc đau khổ tương tự.
Những tình cảm này ăn sâu bám rễ trong lịch sử tiến hóa.
Hệ thống mạng não limbic đóng vai trò chính trong giai đoạn của tình yêu. Nhiều loài có vú khác, thậm chí cả loài bò sát, có hình thái nào đó của hệ thống này. Vùng này của não đã có từ lâu trước loài vượn đầu tiên.
“Những khu vực có từ lâu đời nhất của não có tham gia vào sự gắn bó, kết đôi, và các khu vực này được kích hoạt ở nhiều loài,” Cacioppo nói.
Nói cách khác, não động vật đã khởi nguồn những hình thái nào đó của tình yêu trong hàng trăm triệu năm.Trong quá trình tiến hóa, các yếu tố khác đã làm cho tổ tiên chúng ta có não lớn hơn, nó cho phép tình yêu lãng mạn khống chế chúng ta.
Cho dù là việc giết con non hay việc gắn kết mẹ-con đã đẩy chúng ta lại gần với nhau thì chúng ta có thể cám ơn những gì đã xẩy ra. Phần lớn những thành công mà loài người có được là nhờ ở cái nhỏ bé được gọi là tình yêu.
Melissa Hogenboom
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét