Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Dân Việt kêu gọi tiếp tục biểu tình vụ cá chết

image
Biểu tình vụ cá chết hàng loạt ở Hà Nội ngày 1/5/2016.
Người dân Việt Nam tiếp tục kêu gọi mọi người xuống đường biểu tình đòi nhà nước công khai nguyên nhân gây thảm họa môi trường khiến cá chết hàng loạt tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Đã hơn 1 tháng kể từ khi xảy ra hiện tượng cá chết trắng bờ từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, đến Thừa Thiên-Huế, nhà chức trách vẫn chưa có kết quả điều tra chung cuộc.

image
Ghi nhận tình trạng cá chết không ngừng gia tăng và xảy ra tại nhiều nơi khác nhau. Xác cá dạt bờ, xác cá xếp lớp dưới biển. Không chỉ cá biển mà cả cá sông, cá nuôi cũng giãy chết hàng loạt. Mọi nghi ngờ tập trung vào đường ống xả thải của công ty Formosa Hà Tĩnh đổ thẳng ra biển Vũng Áng trong khi giới chức Việt Nam thừa nhận cá chết có thể do nhiễm ‘hóa chất cực độc’.

image
Theo thông báo phổ biến trên internet, các cuộc tuần hành vì môi trường xanh dự kiến diễn ra vào Chủ nhật tuần này (15/5) và Chủ nhật tuần tới (22/5) khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Việt Nam.

Địa điểm biểu tình được đề nghị tại các thành phố lớn bao gồm Hà Nội và Sài Gòn, tập trung trên các đường phố chính.

image
Người biểu tình kêu gọi mọi người mặc trang phục màu xanh, mang theo các khẩu hiệu-biểu ngữ xanh với thông điệp chính là bảo vệ môi trường và minh bạch thông tin.

Lời kêu gọi trên mạng nói ‘Chúng ta là con người, không phải cá, Chúng ta có quyền được sống’.

Thông điệp này được lan truyền trên mạng xã hội sau các cuộc biểu tình ôn hòa từ Bắc chí Nam trong hai cuối tuần liên tiếp đầu tháng 5 bị trấn áp bằng võ lực.

image
Hình ảnh người tuần hành, kể cả phụ nữ và trẻ em, bị đàn áp đẫm máu trong hai lần biểu tình vừa qua dường như không phát huy được tác dụng răn đe, mà ngược lại, càng làm sôi sục sự phẫn uất trong công luận về cách đáp ứng của nhà chức trách với thảm họa và với lòng dân.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người tham gia 2 cuộc tuần hành trong tháng này tại Nha Trang:

image
“Yêu cầu duy nhất là minh bạch thông tin để mọi người có thể yên tâm. Mình chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải biết chuyện gì đã xảy ra, mà đến tận bây giờ, không ai biết vì sao cá chết. Mọi nguyên nhân đều quay vòng vòng để né tránh nhà máy Formosa.

image
Mục tiêu cuộc biểu tình lần này là quyền được sống trong một môi trường trong lành và đây là một nhu cầu hết sức chính đáng mà bất kỳ người dân nào, ở vị trí nào, cũng đều mong muốn. Việc đàn áp hầu gieo rắc sự sợ hãi. Nhưng người Việt đã bắt đầu có ý thức về đời sống và có ý thức về việc đấu tranh cho tương lai con cái khá cụ thể, khá mạnh mẽ. Vì vậy, việc sử dụng bạo lực của họ bị thất bại và bị phản tác dụng”.

Blogger Nguyễn Đình Hà góp mặt trong các cuộc tuần hành vừa qua tại Hà Nội chia sẻ:

image
“Chính quyền nên lắng nghe lòng dân, nên tôn trọng việc công dân thực hiện quyền của họ vì việc tuần hành là hoạt động bình thường trong xã hội miễn sao trong tinh thần ôn hòa. 

Nếu họ tiếp tục trấn áp như vậy thì hình ảnh Việt Nam trong con mắt chính trường quốc tế sẽ bị xấu đi. Cách giải quyết tốt nhất của họ là nên để người dân tuần hành ôn hòa rồi giải tán thay vì trấn áp bằng bạo lực”.

Anh Hà nói với vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, sức khỏe và sinh mạng mỗi con người trong xã hội như thảm họa cá chết hiện nay, nhà cầm quyền Việt Nam không thể tiếp tục chiêu trò dùng võ lực buộc công dân phải câm lặng nhìn công lý chìm xuồng như các vụ việc trước nay.

image
“Thay đổi là xu thế tất yếu của mọi xã hội. Em mong rằng chính quyền Việt Nam sẽ lắng nghe điều đó. Nếu họ không lắng nghe, thì ‘gieo nhân nào, gặp quả đấy’. Nếu họ không thay đổi, họ sẽ gặp những hệ lụy rất khó lường trước được một khi lòng dân đã biến đổi”.

Trên mạng xã hội liên tiếp trong những ngày qua, xuất hiện nhiều hình ảnh người dân Việt Nam từ công nhân, nông dân, tới giáo viên, giới trí thức cầm biểu ngữ kêu gọi công lý và minh bạch trong vụ cá chết hàng loạt, với thông điệp ‘Cứ đánh vào mặt tôi nếu muốn, nhưng hãy trả biển và quyền làm người cho dân’.

obama barack obama president obama
Trong khi đó, cộng đồng người Việt hải ngoại đang kêu gọi mọi người tọa kháng, biểu tình trước các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để phản đối việc Hà Nội đàn áp bạo lực các cuộc tuần hành xanh, đồng thời kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền, đặc biệt trước chuyến công du của Tổng thống Mỹ Barack Obama mà thông điệp hàng đầu ông mang theo để thúc đẩy Hà Nội trong chuyến thăm này chính là vấn đề nhân quyền Việt Nam.




Trà Mi

image

Sao chị không về VN mà sống?
Thanh niên Xung phong cần đổi tên?
Có nên ăn thức ăn vừa rơi xuống nền nhà?
Cờ đỏ ‘biến mất’ trong các cuộc biểu tình
Hậu quả của động tác gập bụng
Gương mặt của im lặng trong biểu tình
Lê Hoàng Trúc: Hát Cho Đồng Bào Tôi
Nhà nước khủng bố
Cá chết và hình ảnh đất nước
Tuổi thơ dữ dội
Triển lãm không phép ở Huế về cá chết
Máu những bà mẹ Việt đã đổ trong ngày Hiền Mẫu
Sài Gòn - Hà Nội: Nổi Sóng biểu tình
Nước xanh, thủy triều đỏ và sa mạc biển
Cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long
Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’
Đừng vô cảm
Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...
Điều giản dị

Sao chị không về VN mà sống?

writing working typing busy daffy duck
Cuối tuần rảnh rỗi viết linh tinh chuyện nguời chuyện ta…

Chị ấy xinh đẹp và sang trọng, nhiều người theo ngưỡng mộ chị, mỗi cái hình chị post lên là có cả ngàn like, với bao lời xuýt xoa tán tụng “chị xinh toá”, “chị trẻ thế”… Ngay cái stt có vỏn vẹn mấy chữ “không quan tâm đến chính trị” cũng có mấy rổ like, có bao nhiêu câu bợ đít: đúng rồi, việc của chị là trẻ đẹp thôi.

Chị không phải Friend của tôi dù tôi và chị có biết nhau ngoài đời thật, sở dĩ tôi đọc được stt của chị vì vài Friend của tôi like nên xuất hiện trên wall của tôi, nhiều lúc thấy chướng, định nhảy vô còm nhưng nghĩ đó là lối sống của riêng chị nên thôi.

image
Chị đi VN, đặt khách sạn 5 sao 1 tuần ở Đà Nẵng, chả may gặp lúc cá chết nổi trắng bờ. Chị đăng stt than là không dám nhúng ngón chân xuống biển, hải sản trong buffet của khách sạn quá trời mà không dám nhúng đũa vào. Ức quá chị chưởi đổng: mẹ bà lũ cá, sao không chết lúc nào, lựa ngay lúc bà đi du lịch đến đây lại lăn ra chết.

image
Sáng nay đi mua nuớc hoa cho khách vô tình gặp chị cũng đang thử nước hoa ở Douglas, chào hỏi vài câu xả giao, chị khoe ngay là mới đi VN về mà xui quá gặp cá chết nhưng vớt vát được là lễ ở tp hcm coi bắn pháo hoa đã lắm.

image
Tôi nói: dân tình đang khổ, có gì vui đâu mà bắn pháo hoa chớ. Chị bảo như người không não: thắng đế quốc mỹ là mình phải ăn mừng chứ em. Tôi hỏi lại: thắng thiệt không chị. “Trời, em không biết gì về lịch sử làm sao tự hào mình là người VN được”. Tôi đâm quạu: chả có gì đáng tự hào hết chị ơi. ” có chứ em, có quốc gia nào thắng được mỹ đâu, chỉ có VN mình. Báo chí Đức còn ca ngợi nữa mà”

Lúc này thì tôi phải thú nhận là hơi mất bình tĩnh. Tôi cố nói 1 cách thật chậm vì bình thường vì khi giận là tôi hay nói nhanh: chị ơi, Nếu chị tự hào vậy lại sao chị không ở VN mà tự hào. Chị qua Nga rồi qua rồi bỏ tiền ra để qua Tây Đức với cái bầu trong bụng để nước Đức nhân đạo cho chị vào trại tỵ nạn đẻ con rồi được ở lại Đức. Nước Đức nó thua Mỹ chị ạ, cho nên nếu tự hào thắng mỹ chị về VN mà sống đi chứ mấy chục năm nay chị ở Đức chi cho nó nhục vậy.

image
Có lẽ chị bất ngờ vì phản ứng của tôi, chị đơ ra. Tôi chào chị cho nó thêm phần lịch sự rồi đi.

Nói thiệt luôn là những người như chị ở đây không ít. Họ từ Nga, từ Tiệp khắc hay từ Đông Đức qua Tây Đức từ khi bức tường Bá Linh chưa sập và nhận được sự chào đón và giúp đỡ của người dân Tây Đức như là những người chạy trốn cộng sản. Nhưng thay vì họ nhận thức được thế nào là Cộng Sản mà có những cư xử cho đúng thì vì một lý do nào đó (lợi ích, háo danh, hay thực sự không có khả năng nhận thức) mà họ lại quay lại xun xoe với cộng sản, khoe hình chụp chung với các quan chức CS như 1 vinh hạnh.


Đáng tiếc!

image

Thanh niên Xung phong cần đổi tên?
Có nên ăn thức ăn vừa rơi xuống nền nhà?
Cờ đỏ ‘biến mất’ trong các cuộc biểu tình
Hậu quả của động tác gập bụng
Gương mặt của im lặng trong biểu tình
Lê Hoàng Trúc: Hát Cho Đồng Bào Tôi
Nhà nước khủng bố
Cá chết và hình ảnh đất nước
Tuổi thơ dữ dội
Triển lãm không phép ở Huế về cá chết
Máu những bà mẹ Việt đã đổ trong ngày Hiền Mẫu
Sài Gòn - Hà Nội: Nổi Sóng biểu tình
Nước xanh, thủy triều đỏ và sa mạc biển
Cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long
Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’
Đừng vô cảm
Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...
Điều giản dị
Chiều Winnipeg

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Thanh niên Xung phong cần đổi tên?

image
Nhà văn Nguyễn Đông Thức nói hình ảnh Thanh niên Xung phong đang bị làm hoen ố.

Một nhà văn, cựu Thanh niên Xung phong nói về yêu cầu lực lượng Thanh niên Xung phong hiện tại đổi tên sau vụ trấn áp người biểu tình vừa qua.

Hôm 12/5, nhà văn Nguyễn Đông Thức, cựu Thanh niên Xung phong nói ông “quá đau buồn vì hình ảnh Thanh niên Xung phong đã bị hoen ố sau vụ trấn áp những người xuống đường hôm 8/5”.

image
Tên tuổi ông Thức gắn liền với tác phẩm nổi tiếng về lực lượng Thanh niên Xung phong có tên ‘Ngọc Trong Đá’.

“Là một người tham gia Thanh niên Xung phong từ ngày đầu tiên thành lập lực lượng (tháng 7/1975), tôi cực lực phản đối việc chính quyền thành phố dùng Thanh niên xung phong, dù là lực lượng khác khoác màu áo xanh, đàn áp những người yêu nước biểu tình ôn hòa”, ông nói.

“Người dân chỉ bày tỏ thái độ về việc biển Việt Nam bị đầu độc tàn khốc đã hơn một tháng mà chính quyền vẫn chưa có câu trả lời và biện pháp xử lý thích đáng thôi mà”.

Nhục nhã

image
“Những người mặc màu áo xanh đi đàn áp biểu tình đó có cảm thấy xấu hổ và nhục nhã không?”

“Với việc ra tay đánh đập người biểu tình, những Thanh niên Xung phong hôm nay đã làm hoen ố hình ảnh các thế hệ Thanh niên Xung phong đóng góp vào việc tái thiết đất nước sau chiến tranh”, nhà văn nói thêm.

“Theo tôi biết, Thanh niên Xung phong là một công ty công ích, vậy thì tại sao họ có chức năng đi xử lý biểu tình?”

image
“Do vậy, tôi sẵn sàng ký vào đơn gởi các cấp lãnh đạo để yêu cầu dừng vụ dùng Thanh niên Xung phong đi trấn áp người dân biểu tình ôn hòa vì môi trường”.

“Tôi cũng yêu cầu công ty Một thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong đổi tên vì một thời đã có hàng vạn con người đổ mồ hôi nước mắt và cả máu để làm nên tên tuổi Thanh niên Xung phong. Vì cớ gì mà họ vẫn giữ tên của lực lượng và vẫn tổ chức kỷ niệm hàng năm ngày thành lập Lực lượng Thanh niên Xung phong TP HCM 28/3 trong khi lại đi làm điều quá tệ hại?”.

image
Lực lượng Thanh niên Xung phong trong cuộc biểu tình hôm 8/5
Nhà văn dự báo nếu cuộc biểu tình còn tiếp tục trong ngày 15/5, Thanh niên Xung phong “sẽ tiếp tục trấn áp người biểu tình vì họ là những người sai gì làm nấy”.

Ông cũng nói: “Dù bị trấn áp, người dân sẽ vẫn dám tiếp tục đi biểu tình ôn hòa, một khi chính phủ vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng và giải pháp minh bạch về vụ cá chết”.

Hôm 12/5, công ty Một thành viên Dịch vụ Công ích Thanh niên Xung phong để nghe phản hồi về cuộc biểu tình hôm 8/5 nhưng một nhân viên trực văn phòng nói: “Chúng tôi chưa lên tiếng về vụ biểu tình”.

image
Trước đó, luật sư Phạm Công Út, Trưởng Văn phòng Luật Phạm Nghiêm nói rằng những người biểu tình bị nhân viên Thanh niên Xung phong hôm 8/5 tại TP. HCM không có chứng cứ trong tay để khởi kiện.

Theo luật sư, đang có sự nhập nhằng giữa Thanh niên Xung phong là tổ chức xã hội trước đây với công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên như hiện nay.

image
Ông dự báo: “Nếu có việc khởi kiện Thanh niên Xung phong ra tòa về việc hành hung người biểu tình, công ty Thanh niên Xung phong có thể lập tức bổ sung chức năng hành nghề của họ để hợp thức hóa việc này”.

image

Có nên ăn thức ăn vừa rơi xuống nền nhà?
Cờ đỏ ‘biến mất’ trong các cuộc biểu tình
Hậu quả của động tác gập bụng
Gương mặt của im lặng trong biểu tình
Lê Hoàng Trúc: Hát Cho Đồng Bào Tôi
Nhà nước khủng bố
Cá chết và hình ảnh đất nước
Tuổi thơ dữ dội
Triển lãm không phép ở Huế về cá chết
Máu những bà mẹ Việt đã đổ trong ngày Hiền Mẫu
Sài Gòn - Hà Nội: Nổi Sóng biểu tình
Nước xanh, thủy triều đỏ và sa mạc biển
Cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long
Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’
Đừng vô cảm
Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...
Điều giản dị
Chiều Winnipeg
Christina Cao: Giám đốc Dược của 42 bệnh viện

Có nên ăn thức ăn vừa rơi xuống nền nhà?

pizza fight crying real housewives drunk
Ngày nọ, tôi đánh rơi một mẩu chocolate, và tự hỏi liệu có bao nhiêu vi khuẩn đã lọt vào món khoái khẩu của mình. Nhưng tôi không thấy nó dính bụi, nên vẫn nhặt lên ăn tiếp.

Dù sao thì, sàn bếp nhà tôi cũng khá sạch và miếng chocolate mới rơi xuống chưa tới 5 giây.

Tôi rất thích "quy tắc 5 giây". Tất cả chúng ta đều biết quy tắc này đúng không? Thức ăn rơi xuống sàn vẫn ăn được nếu bạn nhặt lên trong 5 giây đầu tiên sau khi rơi.

Nhưng liệu tôi ăn vậy có đúng không? Hay là tôi đã vô tình bỏ vào miệng một mớ vi sinh vật nguy hại?

Tôi đặt câu hỏi này với những bạn đọc trong cộng đồng, liệu họ sẽ làm gì trong tình huống tương tự?

image
Bạn có ngại phải ăn tiếp đồ ăn đã đánh rơi?
Bạn đọc Adam Harmsworth nói quy tắc này phải đúng đắn. "Chắc chắn là vi khuẩn và các sinh vật lây nhiễm hiểu quy tắc thời gian này." - Ông nói.

Adam thật mơ tưởng. Gary Burch nói ông theo quy tắc ba giây nhưng vì lí do hoàn toàn khác: "Bởi đó là thời gian trung bình từ lúc tôi làm rơi thức ăn xuống sàn cho đến khi chú chó ăn mất."

Manuel Rodriguez cho biết anh là một sinh viên đại học nghèo, vì thế anh theo quy tắc 5 phút. Nhưng những người khác nghiêm khắc hơn hẳn. Corinne Howard nói: "Nếu đồ ăn không vào thẳng miệng, thì bỏ nó vào sọt rác."

kpop food eating hungry miss a
Bạn đọc Jon Bedet nói: "Chúng ta đang nói về vài phần triệu giây để vi khuẩn bám vào miếng thức ăn bạn đánh rơi. Vậy thì vài phần trăm giây còn có lý."

Lane Jasper thì nói, điều đó còn "phụ thuộc vào đấy là thức ăn gì và bạn đang đói cỡ nào."

Để giải quyết cuộc tranh luận, tôi đặt câu hỏi này với các nhà khoa học chuyên về vi sinh vật.

Liệu họ có ăn miếng bánh mì đánh rơi, miếng pizza, hay nhặt viên kẹo đường có bơ lên ăn sau khi rơi?

image
Một nhà bếp sạch sẽ nhất cũng đầy các loại vi khuẩn.
Đầu tiên, hãy làm rõ thông tin. Trên sàn nhà không phải lúc nào cũng có cả đàn vi khuẩn nằm đó sẵn, chực chờ vồ lấy bất cứ thức ăn gì rơi xuống.

Thay vào đó, vi khuẩn có ở bất cứ đâu, ngay cả sau khi bạn vừa lau nhà xong. Adam Taylor đã chỉ ra điều hữu ích này: "Theo khoa học mà nói, chẳng có quy tắc năm giây nào hết. 

Nếu thức ăn chạm vào nền nhà chỉ một nano giây, nó đã bị bẩn rồi."

Ngay khi thức ăn chạm mặt sàn, "tất nhiên nó sẽ bám "chất bẩn" và dĩ nhiên là có vi sinh vật trong chất bẩn đó.", Jack Gilbert một nhà sinh thái học vi sinh vật tại Đại học Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, giải thích.

Bất cứ lúc nào, cũng luôn có khoảng 9.000 loài vi sinh vật khác nhau rình rập trong bụi bặm trong nhà. Theo một nghiên cứu năm 2005, có khoảng 7.000 loại vi khuẩn khác nhau. Hầu hết các loại này đều vô hại.

Vi khuẩn ở xung quanh bạn bất cứ lúc nào, trên tay, trên mặt, trong nhà bạn. Chúng ta lập tức bị vi khuẩn bám vào qua da, và qua không khí ta hít thở.

image
Vi khuẩn ở bất cứ đâu, kể cả trên da người.
Gilbert nói: "Bạn không thể tránh khỏi các vi sinh vật. Đó là điểm quan trọng. Thực ra mà nói, bạn đang sống và thở trong một biển vi khuẩn."

Các nhà khoa học thậm chí đã tìm ra một con số cho các loại vi khuẩn. Mỗi người thải ra khoảng 38 triệu tế bào vi khuẩn vào môi trường mỗi giờ - theo một nghiên cứu.

Gilbert nói chúng ta đã được học rằng vi khuẩn nguy hiểm và "chúng ta phải tiêu diệt chúng" trong suốt 100 năm qua.

glitch art & design pixel computer digital art
"Chúng ta bị hoang tưởng quá mức về bụi bẩn và cũng không nhận thức được sự hên xui của việc bị nhiễm mầm bệnh." - Ông cho biết.

Gilbert nói ông sẽ vẫn ăn thức ăn bị đánh rơi trên sàn, miễn là môi trường ở đó khá an toàn. Ông giải thích: "Nếu tôi làm rơi thức ăn trong một hố chôn bệnh dịch hạch, chắc chắn tôi sẽ không nhặt lên ăn."

Để giải thích, ông đã nói thêm xa hơn vậy. Thực ra, ngay cả khi có liếm sàn nhà hay bệ ngồi nhà vệ sinh, bạn cũng khó có thể mắc bệnh.

image
Toilet vẫn đủ sạch cho chú chó.
Tuy nhiên, thật không khôn ngoan chút nào nếu bạn làm vậy khi trong nhà có người bị bệnh hay bạn đang sống ở một quốc gia có tình trạng an toàn vệ sinh kém.

Ngoài ra, dĩ nhiên vẫn có những mầm bệnh nguy hiểm xung quanh. Thế nhưng, nếu mầm bệnh đó rình rập trên nền nhà bạn, có nghĩa là nó cũng sẽ có ở đâu đó trong nhà, như trên kệ bếp hay tay nắm cửa. Và thế thì bạn vẫn có thể bị bệnh dù bạn có ăn thức ăn đánh rơi trên sàn hay không.

Các quy tắc cảnh báo thông thường vẫn cần thiết. Nếu bạn không may có loại vi khuẩn tên salmonella trên nền nhà, ăn đồ ăn rơi trên sàn có thể khiến bạn nhiễm bệnh dù bạn có nhặt lên thật nhanh dưới 5 giây hay không.

Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, nguy cơ nhiễm Salmonella với thức ăn đánh rơi 5 giây thấp hơn đánh rơi 1 phút, nhưng nguy cơ vẫn hiện diện.

image
Một con vi khuẩn Salmonella.
Không có rào cản diệu kỳ nào giúp bạn tránh khỏi vi khuẩn, cho dù có cực kỳ nghiêm khắc và sạch sẽ, bạn cũng không thể tránh khỏi nó.

Trong thực tế, một số loại vi sinh vật có ích cho chúng ta.

Katherine Amato từ Đại học Northwestern ở Illinois, Hoa Kỳ nói:"Nếu bạn không đánh rơi thức ăn trong phòng khám bệnh hay nhà vệ sinh công cộng, thì có thể việc dính vi khuẩn cũng có lúc tốt."

Bởi vì chúng ta tiến hoá cùng với các vi sinh vật xung quanh mình. Các nhà nghiên cứu như Amata ngày càng tin rằng chúng đó một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của loài người.

bigblueboo loop processing alien virus
Chúng ta dính vi sinh vật từ môi trường từ khi còn rất bé, kể cả việc nghịch đất, cát. "Hệ vi sinh vật" trên cơ thể một đứa trẻ bắt đầu khá giống người lớn khi bé được hai tuổi.

"Nếu có vi sinh vật dính trên thức ăn, nó có thể đóng góp vào quá trình phát triển hệ miễn dịch cho cơ thể." - Amato nói - "Tôi vẫn nhặt lên và ăn".

"Bạn không thể có hệ miễn dịch nếu quá mức sạch sẽ." - Natalie Henning đồng ý với ý kiến này.

Nói cách khác, quy tắc 5 giây hoàn toàn vô nghĩa. Nếu có vi sinh vật nguy hiểm hiện diện, dù có làm theo quy tắc này bạn cũng không thể tránh khỏi việc nhiễm bệnh. Ngoài ra, thì ăn thức ăn nhặt lên từ sàn nhà cũng an toàn.

Dầu sao, tôi cũng không chắc là mình muốn thử liếm bệ ngồi nhà vệ sinh đâu!



Melissa Hogenboom

AFV Babies eating toilet paper babies afv

Cờ đỏ ‘biến mất’ trong các cuộc biểu tình
Hậu quả của động tác gập bụng
Gương mặt của im lặng trong biểu tình
Lê Hoàng Trúc: Hát Cho Đồng Bào Tôi
Nhà nước khủng bố
Cá chết và hình ảnh đất nước
Tuổi thơ dữ dội
Triển lãm không phép ở Huế về cá chết
Máu những bà mẹ Việt đã đổ trong ngày Hiền Mẫu
Sài Gòn - Hà Nội: Nổi Sóng biểu tình
Nước xanh, thủy triều đỏ và sa mạc biển
Cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long
Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’
Đừng vô cảm
Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...
Điều giản dị
Chiều Winnipeg
Christina Cao: Giám đốc Dược của 42 bệnh viện
Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện