Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Triển lãm không phép ở Huế về cá chết

image
Bộ sưu tập dao chuyên dùng để cắt cá của các tiểu thương ở Huế nay đã phải nghỉ bán.

Một nhóm nghệ sĩ làm nghệ thuật đương đại vừa kết thúc triển lãm mà họ tự nhận làm ‘phi pháp’ ở Huế về chủ đề cá chết.

image
Triển lãm ‘Quẫy II’ quy tụ tranh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn của các nghệ sĩ Hoàng Ngọc Tú, Trần Tuấn, Trần Hữu Nhật, Trần Chí Thành, Nguyễn Văn Hè, Nguyễn Thị Hà My, Nguyễn An, Nguyễn Văn Hè, Chung Tử Dạ…

Trong các hình ảnh về cuộc triển lãm được đăng tải trên mạng xã hội, người ta thấy bộ sưu tập những con dao chuyên dùng để cắt cá của các tiểu thương ở Huế nay đã phải nghỉ bán vì người dân không mua cá; những chai nước mắt dán nhãn ‘Formosa’, những cái khẩu trang hình cá...

image
Trước ngày mở màn 5/5 tại Then Studio, TP. Huế, mọi thông tin về sự kiện được lan truyền nội bộ để “các tác phẩm được xuất hiện trang trọng, chỉn chu và… an toàn ra mắt với khán giả ít nhất đến sau buổi khai mạc”.

Hôm 11/5, trả lời qua điện thoại từ Huế, nghệ sĩ Trần Tuấn nói: “Hôm nay, triển lãm đã kết thúc êm đẹp mà không bị phạt”.

image
Ông giải thích: “Các nghệ sĩ tham gia triển lãm này muốn dùng ngôn ngữ thị giác để bày tỏ thái độ và sự quan tâm về môi trường đang bị hủy hoại. Chúng tôi không kêu gào, cổ xúy cho tư tưởng chính trị nào mà chỉ muốn làm nghệ thuật”.

Nhạy cảm

“Ở Việt Nam, nói chung thì mọi hoạt động nghệ thuật đều phải xin phép. Nhưng với triển lãm này, chúng tôi xác định là làm ‘phi pháp’, do chủ đề về vụ cá chết dễ bị khép là ‘nhạy cảm’.

“Cuối cùng thì công chúng cũng tiếp cận được tác phẩm trong triển lãm, dù không đông người do có nhiều không dám đến xem. Nếu triển lãm diễn ra rầm rộ thì chắc sẽ gặp vấn đề lớn”, ông nói thêm.

Ông cho hay đã từng có kinh nghiệm về việc bị chính quyền can thiệp vào hoạt động nghệ thuật.

“Thường thì có ba mức độ, nếu lần đầu thì họ răn đe. Lần sau tái phạm thì cảnh cáo. Đến lần ba, họ sẽ phạt tiền từ 15 đến 40 triệu đồng và đóng cửa cơ sở của mình”.

image
Sau khi triển lãm kết thúc, ông Tuấn và cộng sự đang bắt tay thực hiện chương trình tặng 10.000 khẩu trang hình cá cho những người biểu tình ôn hòa tại TP. Sài Gòn và Hà Nội.

“Các ông làm thế thì có sợ bị chính quyền khép tội kích động biểu tình?”, ông đáp: “Nếu sợ thì chúng tôi đã không làm. Chúng tôi là những nghệ sĩ luôn nhận trách nhiệm về những gì mình làm”.

image
Trước đó, một nghệ sĩ thuộc nhóm Viet Art Space nói về buổi trình diễn nghệ thuật đường phố về chủ đề môi trường bị công an tạm dừng giữa chừng tại bờ nam cầu Tràng Tiền, TP Huế, sáng 29/4.

Ý tưởng "Nỗi đau của những con cá” đã được các nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (người Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham chuyển tải trong màn trình diễn.

Nghệ sĩ Lê Nguyên Mạnh:

image

“Buổi trình diễn được khoảng 30 phút thì công an xuất hiện, yêu cầu dừng lại. Tôi nghĩ việc công an tham gia tương tác với tác phẩm nghệ thuật cũng là điều tốt và buổi diễn sáng nay đã được công chúng Huế đón nhận nhiệt tình”.

Cheezburger nature fish transparent animals

Máu những bà mẹ Việt đã đổ trong ngày Hiền Mẫu
Sài Gòn - Hà Nội: Nổi Sóng biểu tình
Nước xanh, thủy triều đỏ và sa mạc biển
Cái chết từ từ của Đồng bằng Sông Cửu Long
Huế: Công an 'vào tác phẩm trình diễn’
Đừng vô cảm
Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
Vì một bài thơ, cô giáo Lam bị bắt...
Điều giản dị
Chiều Winnipeg
Christina Cao: Giám đốc Dược của 42 bệnh viện
Điếc không sợ súng: Phá rừng làm thủy điện
Anh hùng mũ đỏ Thiếu tá Nguyễn văn Đương
Chửi thề có làm bạn thư giãn không?
Vì sao 'Concorde Mỹ' không bao giờ cất cánh?
Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ...
Làm sao để 'thuần phục' sếp độc tài?
41 năm 'ngược dòng lịch sử'
Thuy Thi Nguyen: đề cử làm hiệu trưởng Foothill Co...
Số con rệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét