Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Ngồi bắt chéo chân: lịch lãm hay tai hại?

http://baomai.blogspot.com/
Bạn thích ngồi trên ghế thế nào? Nhiều người thích kiểu ngồi vắt chân này lên chân kia.
Vào hồi thập niên 1980, danh hài người Anh Kenny Everett thậm chí còn lấy tư thế này làm đặc điểm của mình - ông ngồi bắt chéo chân một cách cường điệu trong lúc mặc váy và mang giày cao gót, bỏ chân xuống, rồi lại bắt chéo chân, và tuyên bố đây là tư thế ‘lịch lãm nhất’.

Một số người khác lại không thích ngồi bắt chéo và thay vào đó là ‘ngồi dạng chân’, hướng đầu gối về hai phía ra ngoài.

Những người này thường chiếm nhiều chỗ trên những phương tiện giao thông công cộng, trong khi những người ở hai bên họ phải ngồi nép bớt lại.

Những người này rất thích một chiến dịch quảng bá vào năm 1999 ở Hoa Kỳ, khi một công ty cung cấp thuốc bổ khuyến khích người dân giữ gìn sức khoẻ bằng cách không ngồi bắt chéo chân cả ngày.

Thế nhưng liệu việc tránh bắt chéo chân có giúp bạn khoẻ mạnh hơn?

Có hại cho sức khỏe?

Một danh sách liệt kê hậu quả của việc ngồi bắt chéo chân quá lâu bao gồm những triệu chứng như tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch và tổn thương dây thần kinh. Nhưng những trường hợp này cần được xem xét kĩ hơn.

Tất nhiên là nếu ở trong một tư thế nào đó quá lâu sẽ khiến chân và bàn chân của bạn bị tê.

image
Việc bắt chéo chân có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh xương mác ở phía sau đầu gối, vốn mang lại cảm giác cho phần đùi dưới và bàn chân. Thế nhưng nếu có bị tê thì đó cũng chỉ là cảm giác tê tạm thời.

Việc giữ nguyên tư thế trong nhiều tiếng đồng hồ có thể dẫn đến một hội chứng gọi là tê liệt dây thần kinh xương mác, khiến bạn không thể nâng phần nửa trên của bàn chân và các ngón chân.

http://baomai.blogspot.com/
Nhưng khi các nhà nghiên cứu từ Nam Hàn xem xét những ghi ghép từ các bệnh nhân nhằm tìm ra nguyên nhân chính, việc ngồi bắt chéo chân trên ghế không được liệt vào trong các nguyên nhân mà chỉ có tư thế ngồi khoanh chân trên sàn trong nhiều giờ.

Trên thực tế cảm giác tê chân khó xảy ra do ngồi bắt chéo chân vì chúng ta thường thay đổi tư thế ngay khi cảm thấy khó chịu.

Vậy còn huyết áp? Khi bạn đi kiểm tra, bác sĩ hoặc y tá thường yêu cầu bạn đặt tay trên bàn hoặc trên ghế và không ngồi bắt chéo chân.

Lý do là vì họ lo ngại rằng việc ngồi bắt chéo chân sẽ tác động tới kết quả khám do làm tăng huyết áp.

Đến năm 2010, bảy nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ngồi bắt chéo chân trên thực tế có thể làm tăng huyết áp, trong khi một nghiên cứu khác cho rằng điều này không gây nên sự khác biệt gì.

image
Tuy nhiên, khá nhiều các nghiên cứu này chỉ có quy mô nhỏ và dựa vào việc lấy kết quả huyết áp chỉ một lần.

Một trong các nghiên cứu có quy mô lớn hơn được thực hiện ở một trung tâm điều trị huyết áp cao tại Istanbul.

Các nhà nghiên cứu tại đây đã ghi lại huyết áp bệnh nhân khi ngồi bắt chéo chân và không.
Một lần nữa, chỉ số huyết áp cao hơn khi bệnh nhân ngồi vắt chân, nhưng khi việc đo huyết áp được thực hiện chỉ ba phút sau khi người đó hết ngồi vắt chân, huyết áp lại quay lại mức bình thường.

Những người có huyết áp tăng cao nhất khi ngồi bắt chéo chân thường là những người đã được điều trị vì bệnh cao huyết áp.

Có hai nguyên nhân được cho là có thể lý giải vì sao việc ngồi bắt chéo chân khiến huyết áp tăng tạm thời.

Một là do việc đặt đùi này lên trên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy đi từ tim, khiến huyết áp tăng.

image
Một cách lý giải khác là huyết áp tăng vì các cơ chân vận động mà không cần sự di chuyển của các khớp xương, làm tăng lực cản đối với lượng máu đi qua các mạch máu. Điều này cũng có thể lý giải vì sao việc gác hai chân lên nhau nơi cổ chân lại không tạo ra tác dụng tương tự.

Nhằm tìm cách đánh giá xem cách giải thích nào là đúng, một nghiên cứu ở Nijmegen tại Hà Lan đã thực hiện nhiều đo đạc với cơ thể.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy sự kháng cự trong các mạch máu không tăng lên khi nhịp tim chậm và hai chân bắt lên nhau, nhưng lượng máu đi từ tim lại tăng, chứng tỏ huyết áp tăng là do việc bắt chéo chân đã đẩy máu về tim.

Vậy, việc ngồi khoanh chân có vẻ như làm tăng huyết áp tạm thời, nhưng bằng chứng về những hậu quả lâu dài thì chưa có, trừ một trường hợp ngoại lệ.

Những người có nguy cơ bị tụ máu được khuyên không nên ngồi bắt chéo chân lâu vì đối với họ, việc cản trở lưu thông máu có thể tăng nguy cơ huyết khối hình thành sâu trong mạch.

http://baomai.blogspot.com/
Tuy nhiên, ngay cả khi việc ngồi bắt chéo chân không khiến bạn bị tăng huyết áp về lâu dài, nhưng còn ý kiến nói điều này có thể khiến bạn bị giãn tĩnh mạch thì sao?

Nguyên nhân khiến người này bị giãn tĩnh mạch trong khi người khác không bị vẫn còn là điều bí ẩn.

Thường thì những van nhỏ trong mạch máu giúp ngăn máu bị chảy sai hướng, nhưng nếu các van này bị yếu đi, máu có thể tụ lại, tạo nên các tĩnh mạch lớn mà chúng ta gọi là tĩnh mạch bị giãn.

Việc ngồi bắt chéo chân chưa được chứng minh là một yếu tố quan trọng. Việc bạn bị giãn tĩnh mạch hay không có vẻ như một phần là do gene di truyền.

image
Vậy nếu tĩnh mạch, huyết áp và dây thần kinh không bị ảnh hưởng bởi việc ngồi bắt chéo chân về dài hạn, vậy còn tác động của nó với khớp xương thì sao?

Một nghiên cứu cho thấy những người ngồi bắt chéo chân quá ba tiếng mỗi ngày thường có xu hướng nghiêng về phía trước và hay xoay tròn vai.

Nhưng nghiên cứu này lại phụ thuộc vào sự tự ước tính của mỗi người về thời gian họ ngồi bắt chéo chân.

Trong lúc viết bài này, tôi đang ngồi bên bàn, hai chân bắt chéo lên nhau. Nhưng tôi không tính được là mình đã ngồi bắt chéo chân như thế được bao nhiêu giờ.

Những nghiên cứu được công bố trong năm nay cho thấy nếu người ta được yêu cầu ngồi thẳng trong khi bắt chéo chân, những vấn đề về dáng vóc sẽ được khắc phục.

Một điểm tình cờ là số người thường bắt chân phải lên chân trái thì cao gần gấp hai lần số người bắt châu trái lên chân phải.

Nếu bạn thích ngồi bắt chéo chân, có lẽ bạn sẽ quan tâm đến một nghiên cứu khá thú vị của Đại học Medical Centre ở Rotterdam, vốn cho rằng ngồi trong tư thế này có thể có lợi.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét trường hợp những người đàn ông và phụ nữ trẻ trong lúc họ ngồi thẳng, ngồi bắt chéo chân ở phần đùi hoặc ở phần cổ chân.

Họ nhận ra rằng việc ngồi bắt chéo chân có thể tăng độ giãn của cơ hình lê 11% khi so sánh với việc ngồi không bắt chân, và tăng 21% so với khi đứng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này giúp tăng sự vững chãi ở khung xương chậu.

Vậy nếu bạn thích ngồi băt chéo chân theo phong cách của Kenny Everett, có lẽ bạn không mấy khi sẽ tự làm tổn thương mình nếu như không ngồi trong một tư thế cho đến khi cả hai chân đều bị tê.

Và bất cứ ai ngồi cạnh bạn trên tàu hay trên xe buýt sẽ rất cảm kích nếu bạn chiếm ít chỗ hơn những người ngồi dạng chân.



Claudia Hammond

http://baomai.blogspot.com/

Đồng bằng sông Mekong gặp nhiều hiểm họa
Máy ảnh 2100 mega pixels
Thư của các nhà văn
Tiệc cưới bị hủy: người homeless được ăn 'đại yến'...
Thần dược: mới của người Trung Cộng
R.I.P: Vĩnh biệt Alan Phan
Tù chết và bị thương được đền tiền
3 câu chuyện về cách đối xử...
Khi con người bị máy móc thay thế
Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ
Nhà ngoại cảm
Có gì là lạ đâu?
Đổ bộ qua Mỹ
Ai mang ai ra biển?
Người Việt và nỗi lo tái định cư ở Biển Hồ
Vô cảm: Sự bất hạnh của dân tộc
Ban nhạc Cuba trình diễn tại Tòa Bạch Ốc
Những “người Pháp” gốc Việt có thể sẽ bị cúp tiền ...
Đốt sách .....rồi bây giờ đấu giá sách
Người Đức hối tiếc vì “trải thảm đỏ” đón dân di cư...
Năm nay 2015 không có mùa nước nổi
Những thành phố nổi tiếng nhất về cà phê
Lạc Bước Rừng Thu
Chuyện lạ ở Thái Lan: Trâu có vảy
Hay ở chỗ: càng học càng nguy hiểm!
DLV_Trần Nhật Quang giáp mặt các nhà bất đồng
Nỗi khát khao chính đáng và cần kíp
Tàu ngầm, đồ chơi đắt tiền của tỷ phú
Nhà máy Fukushima: thảm họa hạt nhân năm 2011
Trung Cộng khánh thành hải đăng ở Trường Sa
Thống đốc California phê chuẩn dự luật về quyền đư...
Sống trong sợ hãi
Phim kinh dị về sư Thái bị kiểm duyệt
Hà Lan điều tra: MH17 bị hỏa tiễn bắn
Cuộc phiêu lưu của Putin tại Syria
Đối sách điệu hổ ly sơn của nhà cầm quyền Việt Nam...
Chiến thuật trấn áp sự phản kháng trong nước
Du lịch Việt Nam: Không chỉ ăn và uống
Rượu trước bia sau là mau say xỉn?
Làn khói shisha và những điều ít ai biết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét