California giờ đã trở thành tiểu bang thứ 5 ở Mỹ hợp pháp hoá các vụ quyên sinh được bác sĩ hỗ trợ.
Thống đốc Jerry Brown ký thành luật dự luật này hôm thứ Hai, cho phép các Bác sĩ viết toa các loại thuốc gây tử vong cho các bệnh nhân nan y mong muốn kết thúc cuộc sống của họ.
Luật này chỉ áp dụng cho những người hoàn toàn có đủ khả năng về tinh thần để quyết định, với điều kiện họ được cho biết chỉ còn có thể sống thêm 6 tháng nữa.
Các nhà hoạt động kêu gọi Thống đốc Jerry Brown phê chuẩn dự luật về quyền được chết cho những người mắc bệnh nan y tại Sacramento, California, ngày 24/9/2015.
Những người ủng hộ nói biện pháp này sẽ cho phép những bệnh nhân sắp chết có quyền kết thúc mạng sống của mình với đầy đủ nhân phẩm.
Nhưng những người chống đối, kể cả Giáo Hội Công giáo, lo sợ những bệnh nhân dễ bị tác động như người nghèo, người già và người khuyết tật có thể bị áp lực phải kết thúc cuộc sống sớm hơn.
Trong một tuyên bố có chữ ký mà ông gắn liền vào dự luật này, Thống đốc Brown, một giáo dân Công giáo từ khi lọt lòng đã từng có thời theo học để trở thành linh mục, nói ông đã tham khảo ý kiến của rất nhiều người về những lợi điểm của dự luật, kể cả tham khảo ý kiến của một Giám mục Công giáo và hai vị bác sĩ riêng của ông.
Tranh luận về quyền được chết tiếp diễn
Brittany Maynard đã qua đời tại thành phố Portland, bang Oregon miền tây bắc nước Mỹ sau khi uống một liều thuốc tự sát trước sinh nhật thứ 30 của 3 tuần lễ.
Ba tiểu bang Mỹ là Oregon, Washington và Vermont có các luật lệ cho phép các bác sĩ cấp thuốc cho những người bệnh nan y muốn tự kết liễu cuộc sống của mình. Đó là trường hợp của cô Brittany Maynard, 29 tuổi, ở Oregon, đã uống một liều thuốc tự sát vào ngày 1 tháng 11.
Trước khi qua đời, cô Maynard đã mở một cuộc vận động công khai để nâng cao nhận thức về luật 'Chết với nhân phẩm,' nhưng vấn đề Quyền Được Chết vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Cô Brittany Maynard là một phụ nữ đầy sức sống vừa kết hôn vào lúc bắt đầu bị những cơn nhức đầu gây đau đớn.
Cô Maynard nói: “Tôi không hiểu sao bởi vì tôi chưa hề bị như vậy trước kia.”
Các bác sĩ nói với cô Maynard rằng bà bị một hình thức ung thư não rất nặng và chỉ sống được sáu tháng nữa.
Cô Maynard cho hay: “Ngay sau khi được chẩn đoán, chồng tôi và tôi đã gắng sức tìm cách xây dựng một gia đình, và đó thật là một điều đau lòng cho cả hai chúng tôi."
Biết rằng chứng bệnh ung thư của mình không thể chữa khỏi, cô Maynard quyết định thà chết theo ý mình còn hơn là trải qua sự đau đớn và khổ sở không thể chịu đựng được.
Vì thế bà và gia đình đã dọn từ California qua Oregon, nơi luật 'Chết với nhân phẩm' cho phép những người bị bệnh nan y có thể được bác sĩ cấp thuốc để tự kết liễu đời sống và qua đời một cách êm ái.
Cô Maynard cho biết: “Tôi không thể nói hết với quý vị mức độ nhẹ nhõm tôi cảm thấy khi biết rằng tôi không phải chết theo cách đã được mô tả cho tôi, nghĩa là khối u trong não của tôi sẽ cướp đi mạng sống của tôi.”
Cô Maynard quyết định tự kết liễu cuộc sống vào ngày 1 tháng 11.
Trong thời gian còn lại trước khi chết, cô đã phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự chọn lựa trong cuộc tranh luận về quyền được chết.
Ảnh cưới của Brittany Maynard và chồng Dan Diaz.
Và cô đã dành thời gian cho những người thân yêu…trước khi uống một lượng thuốc gây chết người và qua đời như ước muốn của mình.
Quyết định của cô được sự tán đồng của ông George Eighmey, một thành viên trong Trung tâm Quốc gia 'Chết với nhân phẩm.'
Nhưng ông nói rằng không phải tất cả mọi người đều đồng ý với sự lựa chọn của cô Maynard:
Ông Eighmey nói: “Sự chống đối chính mang tính tôn giáo. Vì thế khi có sự chống đối về mặt tôn giáo thì tôi chỉ có thể nói rằng, ‘Tôi tôn trọng các niềm tin của quý vị. Tôi tôn trọng quý vị.Xin hãy tôn trọng sự chọn lựa của chúng tôi khi sử dụng luật lệ này.’ Phía chống đối kia thường hoặc là các bác sĩ tin rằng không nên làm như thế vì tiêu chuẩn đạo đức của họ, hoặc họ tin rằng có thể có những sự lạm dụng. Chúng ta đã lập ra tất cả các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn việc lạm dụng.”
Vấn đề quyền được chết vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, theo bà Cynda Rushton, một giáo sư tại Viện Berman về Đạo đức sinh học và Trường Y tá của đại học Johns Hopkins.
Bà Rushton cho biết: “Có một chính sách cho phép mọi người được quyền chọn lựa vào cuối đời như vậy không có nghĩa là mọi người đều phải đi theo con đường ấy. Điều chúng ta học hỏi được ở Oregon là có một bộ luật cho phép mọi người yêu cầu khởi sự tiến trình này, nhưng trên thực tế một con số rất nhỏ đã đi đến chỗ thực hiện lời yêu cầu đó.”
Song cô Brittany Maynard – người thực hiện lời yêu cầu đó – đã đưa ra một số lời khuyên về cuộc sống, trước khi bà qua đời:
“Hãy tận dụng thời gian; những gì quan trọng đối với bạn, những gì bạn thực sự quan tâm, những gì có ý nghĩa. Hãy theo đuổi điều đó. Quên đi tất cả những điều còn lại.”
Julie Taboh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét